Vịt nấu măng tươi ăn bún

Công thức bởi: Mèo Ham Ăn, ngày 22/07/2020
50 phút
Trung bình
4 người
Cách làm vịt nấu măng tươi ăn bún là món ăn phổ biến của người Việt Nam, Món vịt nấu măng tươi có thể ăn cùng cơm nóng nhưng kết hợp với bún tươi là ngon nhất, có lẽ vì vậy mà nhiều người vẫn quen gọi là bún măng vịt. Với nguyên liệu dễ mua, dễ tìm, cách làm vịt nấu măng tươi cũng không khó thực hiện, quan trọng nhất là khâu sơ chế măng, sơ chế thịt vịt nấu măng tươi không bị hôi, mềm. Tham khảo bí quyết nấu vịt nấu măng tươi ngon chuẩn vị sau đây để làm đa dạng thực đơn ăn sáng cho gia đình.

Nguyên liệu

Vịt 1 con nặng 1 – 1,5kg
Măng tươi 500g
Chanh tươi 1 trái
Hành lá 1 bó nhỏ
Gừng tươi 1 củ
Rau mùi tàu 1 bó nhỏ
Rượu trắng 100 ml
Tỏi khô 1 củ
Hành khô 3 củ
Bún tươi 1kg
Gia vị dầu ăn, muối, hạt nêm, đường, hạt tiêu…

Cách làm

Bước 1
Sơ chế thịt vịt nấu măng tươi: Vịt sau khi rửa sạch, khử mùi, chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Nếu có tiết vịt, có thể cắt thành miếng, chần quan nước sôi để loại bỏ chất bẩn và giúp tiết đông lại thành khối. Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ. Mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ. Hành khô, tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Dùng một nhánh gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát. Măng tươi mua về rửa thật sạch, cho vào nồi luộc chín để loại bỏ vị đắng, nếu thấy măng vẫn còn đắng, có thể chần qua nước sôi thêm vài lần. Xả măng bằng nước lạnh cho măng nguội, sau đó xé măng thành những sợi mỏng vừa ăn.
Không nên chọn vịt quá béo vì như vậy món vịt nấu măng tươi sẽ dễ làm bạn ngán. Nếu mua vịt non, thịt vịt nhão ăn không ngon, lông măng chưa mọc đủ nên sẽ tốn hàng giờ để sơ chế. Nếu mua phải vịt già, thịt vịt sẽ bị khô, xác, không có vị thơm ngọt đặc trưng và chất dinh dưỡng cũng giảm đi rất nhiều. Bạn có thể dùng măng lá hoặc măng củ để nấu món này tùy ý
Bước 2
Bắc chảo lên bếp với một chút dầu ăn, khi dầu nóng hãy cho thịt vịt chặt nhỏ vào áp chảo cho đến khi phần da ra bớt mỡ, miếng thịt săn lại và có màu vàng nâu đẹp mắt. Gắp vịt vào rây, để ráo dầu. Sau khi áp chảo, thịt vịt không bị ngán ngấy do nhiều mỡ và thơm ngon hơn. Nếu thịt vịt nhiều nạc, săn chắc thì có thể bỏ qua bước này.
Bước 3
Cho thịt vịt áp chảo vào tô lớn, thêm khoảng 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 1/2 lượng hành băm, tỏi băm. Trộn đều hỗn hợp cho vịt ướt và thấm gia vị. Ướp vịt trong khoảng 20 phút, có thể đảo thường xuyên khi ướp để vịt thấm gia vị đậm đà hơn.
Bước 4
Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, phi thơm tỏi băm, cho măng vào xào chín rồi nêm thêm chút hạt nêm cho đậm đà. Xào măng tươi trước khi nấu sẽ giúp măng thấm dầu và gia vị, khi ăn măng giòn ngọt và thơm hơn.
Bước 5
Bắc một cái nồi lớn lên bếp, phi thơm lượng hành băm còn lại rồi cho thịt vịt vào xào, thêm gừng thái lát vào xào cùng vịt. Khi thịt chín và săn lại thì đổ nước vào đun sôi đu nhỏ lửa cho thịt mềm. Sau 20 - 25 phút thịt mềm, hãy trút hết phần măng tươi, tiết vịt thái miếng vào nồi, nấu sôi thêm khoảng 5 phút. Cuối cùng, nêm nếm gia vị cho vịt nấu măng tươi vừa ăn rồi vặn lửa liu riu để giữ nóng.
Bước 6
Bạn múc vịt nấu măng tươi ra tô, rắc thêm hành lá, mùi tàu thái nhỏ, cuối cùng múc nước dùng nóng, thịt vịt, măng tươi vào là đã hoàn thành. Lưu ngay cách làm vịt nấu măng tươi ăn với bún này thôi nào! Thịt vịt có tính mát, măng tươi ngon ngọt, kết hợp với nhau sẽ tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn, phù hợp với mọi thời tiết. Nếu không có măng tươi để sử dụng thường xuyên, bạn có thể dùng măng khô để làm thành món vịt nấu măng khô cũng được.