Từ Hy Thái Hậu (29/11/1835 – 15/11/1908) là phi tần của Hàm Phong đế, mẹ thân sinh của vua Đồng Trị. Là người phụ nữ nắm đại quyền suốt 47 năm ngay cả khi hoàng đế Đồng Trị và Quang Tự còn tại vị. Từ Hy Thái Hậu chính là một trong những người phụ nữ bị chỉ trích nhất lịch sử Trung Hoa vì đã khiến triều Thanh lâm vào con đường suy vong cùng với những câu chuyện đời tư hết sức xa đọa của mình.
Những giai thoại về Từ Hy Thái Hậu có kể qua năm này đến tháng nọ cũng không hết và trong đó nhu cầu ẩm thực của bà chính là một trong những chủ đề ly kỳ hấp dẫn khiến chúng ta phải bàn ra tán vào và đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác.
Quả là người biết hưởng thụ cuộc sống, mỗi ngày Từ Hy Thái Hậu sẽ có 2 bữa ăn chính với hơn 100 món cực kỳ công phu và 2 bữa ăn nhẹ với 40-50 món, vị chi mỗi ngày Từ Hy sẽ tiêu hao hơn 100 lạng bạc cho nhu cầu ăn uống của bản thân.
Thời gian biểu của bà cũng rất rõ ràng và khoa học, điểm tâm lúc 6 giờ sáng, ăn trưa lúc 12 giờ, ăn chiều lúc 6 giờ, sau đó có thể là ăn nhẹ vào lúc khuya và luôn dùng bữa chỉ 1 mình. Thực đơn cho mỗi bữa gồm 2 con dê, 5 con gà, 3 con vịt, 11kg thịt thái lát, 2kg mỡ heo, rau củ, hành ngò, rượu Ngọc Tuyền, Tương Thanh Tương Cách 1,5kg, dấm 1kg, 240 loại bánh sử dụng 16kg bột mì, tinh dầu thơm thực phẩm 4kg, đường trắng làm từ quả óc chó và hắc táo cách 4kg cùng nhiều những phụ liệu khác. Với lượng thực phẩm khổng lồ như vầy có thể làm được vài cái đám tiệc long trọng.
Khi thức ăn được bày ra, thái giám sẽ dùng trâm bạc thử độc và nếm qua sau đó Thái Hậu mới cầm đũa lên ăn. Khi ăn, Thái Hậu ngồi ở phía Bắc quay mặt về phía Nam, thái giám sẽ giới thiệu tên những món ăn và gấp cho bà những món vừa ý, với bàn ăn đồ sộ như vậy nhưng Từ Hy chỉ ăn những món gần mình và chạm đũa vài ba món. Những thức ăn thừa sẽ đổ đi hoặc thưởng cho cung nữ, thái giám và hầu hết đều là những món còn nguyên vẹn như lúc dâng lên.
Vào ngày 23 tháng Chạp năm 1873 (Quý Dậu), nhân dịp tiếp đãi các vị sứ thần đến từ phương Tây, Từ Hy Thái Hậu đã sáng tạo ra 7 món ăn kỳ dị đi vào lịch sử.
Để chuẩn bị cho bữa tiệc 7 ngày này, mỗi tỉnh của Trung Quốc đã phải cử ra 10 đầu bếp giỏi nhất quy tụ về kinh thành từ ngày 15 tháng 2 năm 1873. Sau 2 tháng hội ý, các đầu bếp đã cho ra đời thực đơn gồm 140 món chia ra mỗi ngày dùng 20 món, trong đó có 7 món chính đặc biệt đến kinh dị.
Những con chuột sau khi được bắt về sẽ được nuôi hoàn toàn bằng những vị thuốc bổ như gạo trộn trứng gà, uống nước sâm, lê ép. Tắm rửa ngày 2 lần bằng hương liệu hảo hạng và trầm hương.
Thế nhưng lứa chuột này vẫn chưa được dùng, chuột được nuôi đẻ đến đời thứ 3 mới là “Thập toàn đại bổ”. Lúc này, các đầu bếp sẽ chế biến sao cho bánh có lớp vỏ bọc bên ngoài nhưng bên trong chuột vẫn còn sống.
Trong bữa tiệc vì không ai dám cầm bánh lên nên Từ Hy Thái Hậu sẽ mở màng, bà cho bánh vào miệng, cắn một cái, nếu tinh mắt sẽ thấy vài tia máu phụt ra và tiếng chuột kêu “chit chit”, rồi bà nhai thật chậm để cảm nhận vị ngon của món ăn đáng sợ này.
Tiếp đó, vị Hoàng Đế Trung Hoa cũng ăn theo và cảm nhận nhưng các vị sứ thần lại e dè và vài người khước từ còn vài người ăn vì nể mặt. Thái Hậu cho rằng sứ thần chậm tiến về ẩm thực, không biết gì là ngon và bổ và họ cần học hỏi nhiều ở người Á Đông.
Chưa dừng ở đó, Óc khỉ có lẻ mới chính là món ăn khét tiếng về sự tàn ác trong lối ẩm thực cực kỳ kinh dị của Thái Hậu.
Những con khỉ trong bữa tiệc phải là khỉ sống tại vùng núi Thiên Hoa ở Sơn Đông ăn lê Ngọc Căn (loại lê trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất, ho kinh niên). Tổng số khỉ đãi tiệc là 80 con, cứ 5 vị khách sẽ ăn 1 bộ óc khỉ, những chú khỉ này chưa thay lông và được tẩm bổ hằng ngày.
Đến giờ đãi khách, khỉ sẽ được mặc quần áo, họa mặt giống như những gian thần, tội nhân trong lịch sử, nhốt vào lồng, khóa chặt không cho chúng nhúc nhích. Khi ăn, người phục dịch sẽ cầm chùy đập mạnh vào giữa đầu khỉ khiến nó chết tươi, sau đó tưới nước sâm nóng cho não tái đi rồi dùng muỗng múc ăn, thật kinh dị.
Được lấy từ vách đá ngoài khơi biển Nam Hải, sau đó chọn ra những tổ yến to và tốt nhất. Qua quá trình tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước nhân sâm và đường cống tiến của Đại Hàn, hoà cùng nước lê Vân Nam và bột Kiết Châu Phấn rồi nấu khô lại, cuối cùng nặn thành hình con voi rồi bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.
Những con voi đực khỏe mạnh sẽ được chọn lựa để lấy tinh khí, sau đó sẽ dùng những bong bóng cá phơi khô để đựng những tinh khí này. Sau đó, những bong bóng tinh khí sẽ được đặt vào chiếc lỗ tròn khoét ở trên lưng con voi bằng tổ yến rồi đem chưng cách thủy.
Với quy trình chế biến cực kỳ công phu và nhiều giai đoạn, khi ăn món ăn này, Thái Hậu sẽ dùng kim vàng chọc một lỗ dưới bụng voi, cho nước chảy ra chén bạc rồi uống.
Cỏ Phương chi chỉ mọc 1 lần vào những năm nhuận tại núi Thái Hàng vào đúng dịp Trung Thu trong 1 tháng đến 1 tháng rưỡi, khi gặp gió Bắc đầu mùa là khô héo ngay lập tức.
Để lấy được loại cỏ này, phải dắt ngựa đực trắng tuyền lên núi trước 1 ngày để đợi đến khi Mặt Trời mọc dẫn ngựa đến phiến đá có cỏ cho nó ăn. Khi ngựa no nê thì lập tức chém chết, moi bụng lấy dạ dày về phơi khô, chế thuốc. Loại cỏ này theo tương truyền là rất mát và trừ được bách bệnh.
Tại bữa tiệc 7 ngày này, cỏ Phương Chi được nấu với Long Tu giúp người ăn sảng khoái tinh thần, không mệt mỏi suốt cả tháng trời.
Công đẻ trứng và sẽ chọn những nơi treo leo, hiểm trở nhất để làm tổ và tất nhiên nó sẽ chống cự rất quyết liệt nếu phát hiện đàn con thân yêu đang bị kẻ thù lâm le xâm phạm. Có khi nó còn tự phá vỡ ổ mà không cho người đến trộm.
Để lấy được trứng công, Từ Hy Thái Hậu đã huấn luyện 100 con khỉ tinh khôn để lấy trộm trứng công và kết quả thu về được 500 trứng còn khỉ thì chết mất một phần ba.
Tại Phúc Châu (Trung Quốc) có giống heo sữa chuyên ăn một loại củ mọc ở đồi Châu Tịch Xương tựa như củ Hoành Tinh nên thịt vô cùng thơm ngon.
Để đãi tiệc, 100 con heo sữa với tuổi đời 2 tháng sẽ được chọn ra sau đó đập chết tươi rồi đem thui qua lửa để lớp lông cháy rụi. Sau đó mới đem heo đi mổ bụng moi hết ruột gan rồi đem ướp với các loại thuốc bổ quý giá trong 3 ngày. Cuối cùng, đem chưng cách thuỷ tạo nên món thịt cực thơm ngon với xương thật mềm.
Các thợ săn Hồ Bắc sau gần 1 tháng lặn lội rừng sâu nước độc, đá cheo leo bắt được 6 con dê núi đang có chửa tại vùng Thiên Tân.
Khi đem về, những con dê này sẽ được chăm sóc đặc biệt, được cho ăn “Đông trùng hạ thảo” loại cỏ cực quý cùng với các lá cây thuốc bổ khác. Những con dê do đó mà vô cùng mập mạp và hạ sinh đàn con mạnh khỏe, to lớn hơn đồng loại.
Khi dê con tròn 2 tháng tuổi, 14 con nổi trội nhất sẽ được chọn ra giao cho nhà bếp làm lông, moi ruột rồi đem ngâm vào thùng gỗ to đựng nước gừng và rượu quý.
Sang ngày thứ 2 thì dê được vớt ra bỏ vào bể bằng sứ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung.
Ngày thứ ba dùng dùi vàng xuyên thủng qua gương sen và cuống hoa quỳ trắng (Phan bạch quỳ – hoa sen trắng của Ðại Hàn thường nở vào mùa đông) để cắm hoa vào mình sơn dương.
Ngâm đến ngày thứ 10 thì đến ngày tàn tiệc, vừa đúng lúc trong các đóa hoa tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng nõn.
Những con dòi trắng muốt ngập trong hoa sen sẽ được đem ra chế biến thành các món ăn bổ, khoẻ, trị lao phổi, tê bại, bán thân bất toại.
Những huyền thoại về Từ Hy Thái Hậu kể ra không biết đến mùa trăng nào thì hết và hầu như câu chuyện nào cũng đều ly kỳ kích thích sự tò mò của người trong thiên hạ.
Xem thêm: