Cách làm củ kiệu ngâm chua ngọt trắng, giòn, không hăng

Tác giả: Túc Túc, ngày 02/07/2018
Củ kiệu vừa giòn, vừa trắng, vừa trong là món đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Ngoài ra, củ kiệu còn có thể chữa được một số bệnh như khó thở, nôn khan, chữa bỏng nhẹ (không trợt da), phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, bổ khí, điều hòa nội tạng tăng cường sức đề kháng khi thời tiết giá lạnh. Có một keo củ kiệu ngâm chua ngọt ở nhà ăn dần thì thật tuyệt lắm đấy !

Cách làm củ kiệu ngâm chua ngọt

Các bước làm món củ kiệu ngâm chua ngọt
8 bước chế biến

Nguyên liệu

  • Củ kiệu: 500gr
  • Phèn chua: 30gr
  • Muối: 150gr
  • Đường: 300gr
  • Giấm gạo: 450ml
  • Ớt: 3 trái

Cách chế biến

1. Sơ chế nguyên liệu

Keo thuỷ tinh bạn rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi, để ráo.

Ớt bạn rửa sạch, để ráo.

2. Cho củ kiệu vào thau, xong bạn cho muối vào, trộn đều lên ướp từ 4-6 tiếng hoặc ướp qua đêm. Sau đó, rửa sạch lại với nước lạnh 3-4 lần cho bớt vị mặn.

3. Bạn đập nhỏ phèn chua, cho vào thau nước, khuấy tan. Xong bạn cho củ kiệu vào ngâm qua đêm (hoặc phơi nắng trong 6 tiếng), phèn chua sẽ làm củ kiệu trắng và giòn hơn đấy.

4. Bạn bắc nồi lên bếp, cho 300gr đường cùng 200ml nước giấm vào nấu tan đường với lửa nhỏ, xong tắt bếp, để thật nguội.

5. Củ kiệu sau khi đã ngâm với phèn chua, bạn đem rửa lại 3-4 lần nước cho thật sạch và chuẩn bị một thau nước đá. Bạn bắc một nồi nước lên bếp, đun thật sôi, xong bạn cho củ kiệu vào trụng sơ rồi tắt bếp. Vớt củ kiệu ra thau nước đá đã chuẩn bị sẳn ngâm trong 10 phút để củ kiệu giữ được độ giòn. 

6. Sau khi ngâm nước đá xong, bạn lột bớt phần vỏ bên ngoài củ kiệu, sấp lên khây, đem ra nắng phơi một nắng.

7. Khi củ kiệu đã phơi xong, bạn đem vô cắt bỏ phần rể và cắt bớt phần ngọn. Đổ 250ml nước giấm còn lại ra để rửa phần củ kiệu đã sơ chế, xong để ráo.

8. Bạn sắp củ kiệu và ớt vào keo, dùng siên que hoặc lưới chặn nén củ kiệu không bị trồi lên và đậy kín nắp để 3 đến 4 ngày sau là ăn được.

>> Cách Làm Dưa Hành Giòn Giòn Không Hăng Nồng

Trình bày

Cách làm củ kiệu ngâm chua ngọt
Củ kiệu ngâm chua ngọt

Sau 3-4 ngày củ kiệu ăn được thì bạn gắp ra dĩa thưởng thức nhé.

Bảo quản

Gắp củ kiệu trong keo bằng đủa khô và sạch.

Củ kiệu sau khi ăn xong, phần dư không được cho lại vào keo, sẽ làm củ kiệu trong keo bị hư.

Cất keo củ kiệu ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.

Bạn cũng có thể làm củ kiệu ngâm đường giòn giòn, trắng nõn để phong phú mùi vị dưa kiệu đấy.

Chúc bạn thành công với cách làm của kiệu ngâm chua ngọt và nấu được thật nhiều Món ngon mỗi ngày!

Nguồn: Món ăn ngon

Bài viết cùng chuyên mục

Cách làm dưa món ngâm nước mắm trọn vẹn vị thân thương

Cách làm dưa món ngâm nước mắm sẽ giúp bạn có món dưa chua hấp dẫn cho bữa cơm gia đình không bị ngán và ngon miệng hơn. Cách làm rất đơn giản chúng ta cùng khám phá nhé!
Công thức bởi: Túc Túc

Cách làm dưa chua cà rốt củ cải trắng ăn sau 1 ngày, bảo quản được lâu

Cách làm dưa chua cà rốt củ cải trắng chỉ gồm 2 bước đơn giản. Đây là món chua ăn kèm mang đến vị ngon tuyệt vời cho những món có mùi vị đậm đà, mặn mà hay béo ngậy.
Công thức bởi: Túc Túc

Cách làm khổ qua chua ngọt không hăng đắng

Cách làm khổ qua chua ngọt là một trong những công thức ngâm khổ qua đơn giản nhưng ngon tuyệt. Nào, vào bếp thực hiện ngay món ăn này nhé.
Công thức bởi: Túc Túc

Cách làm cải thìa xào nấm đông cô đơn giản thanh đạm

Nếu đang tìm một món xào hấp dẫn cho cả nhà thì khám phá ngay cách làm cải thìa xào nấm đông cô đi nào. Nguyên liệu và thao tác đơn giản, thời gian chế biến lại nhanh gọn.
Công thức bởi: Túc Túc