6 Cách làm bánh trung thu cho người bệnh tiểu đường

Tác giả: Trang Thảo, ngày 07/09/2020
Bánh trung thu cho người tiểu đường là loại bánh sử dụng ít hoặc không sử dụng đường tinh luyện, vị ngọt của bánh xuất phát bởi vị ngọt tự nhiên của các loại hạt và nguyên liệu đi kèm.

Bánh trung thu tuy ngon nhưng không phải ai cũng có thể tự nhiên thưởng thức, đặc biệt là với người bị bệnh tiểu đường. Hôm nay NAKK sẽ chia sẻ 6 cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường, hương vị thơm ngon, vị ngọt tự nhiên từ các loại hạt. Đây sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa mà bạn muốn dành đến những người thân yêu.

MỤC LỤC

Bánh trung thu hạt dẻ

Bánh trung thu khoai lang tím

Bánh trung thu trà xanh

Bánh trung thu nhân mè đen

Bánh trung thu rau câu đậu nành

Bánh trung thu dẻo đậu xanh lá dứa

Bánh trung thu hạt dẻ cho người bệnh tiểu đường

Hạt dẻ không chỉ là nguyên liệu phù hợp để làm bánh trung thu cho người bị bệnh tiểu đường, loại hạt này còn rất tốt cho sức khỏe. Cách làm bánh trung thu hạt dẻ vừa phù hợp cho người bệnh tiểu đường còn phù hợp với người ăn chay, ăn kiêng.

Nguyên liệu làm bánh trung thu hạt dẻ

  • 120gr hạt dẻ đã rang và xay nhuyễn
  • 118ml dầu hạt nho
  • 195gr bột mì
  • 15ml nước
  • 1gr muối biển
  • Một ít màu thực phẩm (nếu thích)

Cách làm bánh trung thu hạt dẻ

Làm nhân bánh trung thu

Trộn đều phần hạt dẻ đã xay nhuyễn với 44ml dầu hạt nho. Trộn thật đều tay để hỗn hợp nhân bánh được mịn và ngon nhất.

Chia hỗn hợp thành 6 phần bằng nhau, dùng tay vo tròn.

Làm vỏ bánh trung thu

Trộn đều bột mì với 74ml dầu hạt nho, nước, màu thực phẩm và muối biển, cho đến khi hỗn hợp mịn đều. Phần bột không còn dính vào tay.

Chia bột làm 6 phần bằng nhau, vo thành từng viên tròn.

Nặn bánh trung thu

Ấn dẹp phần bột bánh, cho phần nhân hạt dẻ vào giữa. Cố định phần nhân, nhẹ nhàng kéo phần vỏ bánh bo tròn nhân lại, vo tròn.

Tạo hình cho bánh trung thu hạt dẻ. Cho bánh vào khuôn, ấn mạnh để định hình và tạo hoa văn cho bánh.

Nướng bánh trung thu

Rải một ít bột mì lên khay nướng bánh, cho bánh vào khay.

Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 10 phút thì cho bánh ra. 

Chỉ đơn giản như thế bạn đã hoàn thành chiếc bánh trung thu hạt dẻ cho người bệnh tiểu đường rồi đấy.

cách làm bánh trung thu hạt dẻ cho người tiểu đường

Bánh trung thu nhân khoai lang tím 

Khoai lang tím là thực phẩm có công dụng kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp. Vì thế những chiếc bánh trung thu làm từ khoai lang tím rất phù hợp cho người bị bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu làm bánh trung thu khoai lang tím

  • 400gr khoai lang tím
  • 100gr đậu xanh không vỏ
  • 100gr bột nếp đã rang
  • 100gr đường trắng
  • 30ml dầu ăn

Cách làm bánh trung thu từ khoai lang tím

Làm nhân bánh trung thu

Ngâm đậu xanh không vỏ trong nước khoảng 3 giờ, hoặc ngâm qua đêm để đậu mềm. Nấu đậu xanh chín mềm. 

Tán nhuyễn đậu, dùng rây lọc phần đậu sượng để nhân được mịn hơn.

Trộn đậu xanh với 100gr đường trắng cho đến khi đường tan hết (bạn có thể cho ít đường hơn nếu thích). Chia đậu ra thành 4 phần bằng nhau, vo tròn.

Làm vỏ bánh trung thu
​​​​Khoai lang gọt vỏ, cắt khúc, mang khoai đi hấp chín. Dùng nĩa tán nhuyễn, lọc khoai qua rây để hỗn hợp được mềm mịn.

Trộn đều khoai lang với 150gr bột nếp rang, 30ml dầu ăn. Trộn đến khi hỗn hợp không còn dính tay. Chia phần bột khoai lang làm 4 phần, vo tròn.

Nặn bánh trung thu

Ấn dẹp bột khoai lang thành hình tròn mỏng, cho nhân đậu xanh vào giữa, khéo léo kéo lớp bột phủ nhân rồi vo tròn. 

Cho viên bánh vào khuôn để tạo hình, cũng tương tự như cách tạo hình bánh ở trên.

cách làm bánh trung thu khoai lang tím cho người tiểu đường

Bánh trung thu cho người tiểu đường nhân trà xanh

Bột trà xanh là nguyên liệu thiên nhiên, lại rất tốt cho tim mạch. Bột rất thích hợp để làm bánh trung thu cho người bệnh tiểu đường. 

Nguyên liệu bánh trung thu trà xanh

  • 150gr bột mì
  • 10gr bột trà xanh
  • 90ml nước đường
  • 150 đậu xanh không vỏ
  • 30ml sữa tươi không đường
  • 2 muỗng canh dầu ăn

Cách làm bánh trung thu trà xanh

Làm nhân bánh trung thu

Đậu xanh không vỏ mang ngâm khoảng 3 giờ hoặc ngâm qua đêm. Rửa sạch đậu và mang đi hấp chín. Trộn đều đậu xanh với 45ml nước đường tán đến khi đậu mịn.

Chia đậu xanh làm 4 phần, vo tròn.

Làm vỏ bánh trung thu

Trộn đều 150gr bột mì, 10gr bột trà xanh, 45ml nước đường và 30ml sữa tươi không đường vào trộn đều cho đến khi bột không còn dính tay. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột cho vào tủ lạnh để yên khoảng 30 phút. 

Sau đó mang bột ra chia đều làm 4 phần bằng nhau.

Nặn bánh trung thu

Lấy phần vỏ bánh ấn dẹp, cho nhân vào, kéo lớp bột phủ lấy nhân rồi vo tròn. 

Dùng khuôn để tạo hình cho bánh trung thu trà xanh tương tự cách tạo hình cho bánh trung thu khoai lang tím.

Nướng bánh trung thu

Rải một ít bột mì lên khay hoặc một lớp giấy nướng, xếp bánh trung thu lên trên. Nướng bánh ở 180 độ C trong khoảng 10 phút. 

cách làm bánh trung thu trà xanh cho người tiểu đường

Bánh trung thu nhân mè đen

Với vị thơm bùi vốn có, mè đen không chỉ là nguyên liệu tuyệt vời để làm bánh nướng cho người tiểu đường mà nguyên liệu này còn giúp cơ thể kiểm soát lượng đường rất tốt. Để làm bánh trung thu ngon cho người tiểu đường từ mè đen, bạn hãy thực hiện công thức như sau nhé.

Nguyên liệu bánh trung thu mè đen

  • 170gr bột mì
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 80ml nước đường
  • 95ml dầu ăn
  • Một ít baking soda
  • 150gr đậu đỏ
  • 80gr mè đen 
  • 75gr đường trắng 
  • 15gr bột nếp
  • 5 quả trứng vịt muối
  • Một ít muối
  • 30ml rượu trắng
  • ½ củ gừng

Cách làm bánh trung thu mè đen

Nguyên liệu và công thức làm bánh trung thu mè đen sẽ phức tạp hơn so với những loại bánh trung khác dành cho người bệnh tiểu đường. Thế nhưng, khi hoàn thành thì bạn sẽ cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Làm nhân bánh trung thu

Đậu đỏ rửa sạch, nấu chín. Cho đậu đỏ, mè đen, đường trắng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bắt chảo lên bếp cho một ít dầu ăn vào sên phần hỗn hợp vừa xay nhuyễn. Đảo đều tay đến bột sền sệt thì cho một ít muối vào đảo đến khi thấy nhân dẻo lại là được.

Lấy 5 lòng đỏ trứng gà ngâm với nước rượu trắng và gừng giã nhuyễn, vớt ra để ráo, nướng trứng khoảng 5 phút ở nhiệt độ 200 độ C. 

Khi nhân mè đen nguội thì chia làm 5 phần bằng nhau rồi vo tròn. Ấn phẳng phần nhân rồi cho trứng muối vào vo tròn một lần nữa.

Làm vỏ bánh trung thu

Trộn đều nước đường, dầu ăn và baking soda. Cho bột mì ra tô và tạo thành một lỗ trống ở giữa, cho từ từ hỗn hợp nước đường vào trộn đều, đến khi bột bắt đầu mềm và dẻo.

Chia bột vỏ bánh thành 5 phần bằng nhau, vo tròn.

Nặn bánh trung thu

Dùng tay ấn dẹp vỏ bánh, cho nhân mè đen vào giữa, lấy vỏ bao phủ nhân thì vo tròn đều tay.

Tạo hình cho bánh trung thu mè đen cũng tương tự những cách tạo hình bên trên. Nhưng để bữa trà đêm trăng thêm thú vị bạn có thể thay đổi khuôn bánh với nhiều hình dáng khác nhau nhé.

Nướng bánh trung thu

Bật lò nóng 210 độ khoảng 10 phút. Cho lên khay bánh lớp giấy nướng, xếp bánh lên khay và cho vào lò nướng khoảng 5 phút. 

Sau 5 phút cho bánh ra ngoài để nguội, dùng cọ phết lòng đỏ trứng gà lên trên và nướng tiếp 6 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Lấy bánh trung thu mè đen ra để nguội và tiếp tục phết lòng đỏ trứng gà lên bánh, nướng tiếp 6 phút nữa là hoàn thành chiếc bánh trung thu mè đen dành cho người bệnh tiểu đường.

cách làm bánh trung thu nhân mè đen

Bánh trung thu rau câu đậu nành

Nghe tên thôi cũng đã lạ rồi, hẳn là món bánh này sẽ mang đến cho bữa tiệc dưới ánh trăng năm nay của gia đình bạn thêm phần hấp dẫn. 

Nguyên liệu bánh trung thu rau câu đậu nành

  • 95gr đường trắng
  • 1 bó lá dứa
  • 10gr bột rau câu dẻo
  • 100gr bột sương sáo
  • 500ml sữa đậu nành không đường
  • 125ml sữa tươi không đường

Cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành

Đun sôi 150ml nước, rồi cho 5gr bột rau câu, 50gr đường trắng và lá dứa vào. Đun khoảng 5-7 phút với lửa vừa, vớt lá dứa ra. Cho tiếp bột sương sáo vào khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại.

Cho hỗn hợp sương sáo vào hộp nhỏ, để nguội và cho vào tủ lạnh khoảng 15 phút. 

Tiếp tục cho 5gr bột rau câu, 45gr đường trắng cùng sữa đậu nành, sữa tươi không đường vào nồi, nấu khoảng 5 phút. Khuấy đều tay để hỗn hợp sệt lại.

Cho hỗn hợp rau câu vào ½ khuôn, để nguội cho một miếng sương sáo vào khuôn rồi cho tiếp phần rau câu lên trên. Để bánh trung thu rau câu đông lại thì cho vào tủ lạnh để bảo quản.

cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành cho người tiểu đường

Bánh trung thu dẻo đậu xanh lá dứa

Nguyên liệu làm bánh trung dẻo đậu xanh lá dứa

  • 200gr đậu xanh không vỏ
  • 700ml nước
  • 5 lá dứa
  • 100gr đường phèn
  • 20gr bột nếp rang
  • 400ml dầu ăn
  • Một ít muối bọt

Cách làm bánh trung thu dẻo đậu xanh lá dứa

Lá dứa rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào máy xay xay nhuyễn, lọc qua rây có thêm lớp vải để loại bỏ hết cặn.

Dùng nước lá dứa trộn chung với dầu và bột nếp cho thật đều.

Đậu xanh ngâm qua khoảng 3 tiếng, rửa sạch. Cho vào nồi 700ml nước lọc và đầu xanh nếu đến khi đậu chín mềm cạn nước. Bạn có thể cho vào nồi đậu 1 lá dứa để nhân bánh sau khi hoàn thành được thơm hơn. 

Đậu xanh mang đi xay nhuyễn. Cho bột đậu xanh vào nồi với bột lá dứa và dầu lúc nãy sên đều. Hạ lửa nhỏ để bánh trung thu đậu xanh lá dứa được dẻo hơn. 

Sên đến khi hỗn hợp sánh mịn, dẻo và không còn dính nồi thì đạt.

Tắt bếp, cho đậu xanh ra dĩa sau đó chia thành từng viên nhỏ, mỗi viên khoảng 100gr vo tròn đều. 

Tiếp theo tạo hình cho bánh trung thu lá dứa đậu xanh. Cho từng viên đậu xanh lá dứa vào khuôn ấn mạnh để tại hình và in đậm hoa văn.

cách làm bánh dẻo đậu xanh lá dứa cho người tiểu đường

6 loại bánh nướng cho người tiểu đường trên đây vừa an toàn, vừa thơm ngon và vừa độc đáo. Đây đúng thật là vị cứu tinh cho những người mắc bệnh tiểu đường được thưởng thức trọn vẹn hương vị bánh trung thu trong ngày Tết Đoàn Viên. Những cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường trên không khó, chúc các bạn sẽ tạo ra những chiếc bánh trung thu xinh xắn để tặng người thân yêu của mình.

Bài viết cùng chuyên mục

4 cách làm đèn trung thu bằng chai nhựa đơn giản đáng yêu cho bé

Lồng đèn trung thu là đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết trung thu. Ngày nay có rất nhiều cách làm đèn trung thu đơn giản tại nhà như bằng chai nhựa, ống hút, bằng giấy,..
Công thức bởi: Trang Thảo

Các khuôn bánh trung thu được ưa chuộng nhất năm 2020

Nếu bạn đang muốn chuẩn bị những chiếc bánh trung thu xinh xắn cho gia đình ngày Tết đoàn viên, thì đừng quên chọn lựa những khuôn bánh trung thu phù hợp, tinh tế và ý nghĩa nhất cho từng thành viên nhé.
Công thức bởi: Trang Thảo

9 sự tích Tết trung thu cực kỳ thú vị và ý nghĩa mà nhiều người chưa biết

Tết trung thu là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt, là cái Tết sum vầy của mọi thành viên trong gia đình. Mọi người cùng kể cho nhau nghe về công việc, học hành và đâu đó người lớn sẽ kể cho con cháu nghe về sự tích Tết trung thu ở Việt Nam có chị Hằng, chú Cuội,...
Công thức bởi: Trang Thảo

Tổng hợp 7 cách làm nhân bánh trung thu mặn, ngọt ngon bất bại

Nhân bánh trung thu được cho là phần cốt lỗi làm nên chiếc bánh trung thu thơm ngon một cách trọn vẹn. Chất lượng nhân không như mong muốn thì chiếc bánh trung thu khi ra lò sẽ mất đi giá trị.
Công thức bởi: Trang Thảo