9 sự tích Tết trung thu cực kỳ thú vị và ý nghĩa mà nhiều người chưa biết

Tác giả: Trang Thảo, ngày 10/09/2020
Tết trung thu là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt, là cái Tết sum vầy của mọi thành viên trong gia đình. Mọi người cùng kể cho nhau nghe về công việc, học hành và đâu đó người lớn sẽ kể cho con cháu nghe về sự tích Tết trung thu ở Việt Nam có chị Hằng, chú Cuội,...

Nhiều người vẫn còn thắc mắc về sự tích Tết trung thu, sự tích thú vị về chị Hằng, chú Cuội,... Hãy cùng tìm hiểu về những sự tích Tết trung thu thú vị này và ý nghĩa của dịp lễ trung thu đặc biệt của năm nhé!

MỤC LỤC

1. Sự tích Tết trung thu

Tết trung thu thường được diễn ra vào ngày rằm tháng tám âm lịch, lễ hội xuất hiện lần đầu từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung Hoa. Về sau lễ hội này lan rộng sang các nước láng giềng. 

Tại Việt Nam, lễ hội trung thu cũng không biết chính xác có từ khi nào, chỉ biết từ rất lâu cứ hễ đến đầu tháng tám âm lịch là người dân bắt đầu bày biện các mặt hàng liên quan đến trung thu như: đèn lồng, bánh trung thu nướng, bánh trung thu dẻo, các loại đồ chơi cho trẻ con,...trên khắp các con phố.

Sự tích Tết trung thu tại Việt Nam còn được ông Phan Kế Bính diễn tả rằng: ‘ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp’.

Xem thêm: Tết đoàn viên là gì? Ý nghĩa thật sự mà nhiều người chưa biết

Sự tích tết trung thu

2. Sự tích chị Hằng Nga

Ngày xưa có một cô gái tên là Hằng Nga vô cùng xinh đẹp, tính tình cũng rất đỗi hiền dịu. Nàng là vợ của anh hùng cái thế Hậu Nghệ - người  có tài thiện xạ tuyệt đỉnh đã bắn rơi chín ông mặt trời để cứu tất cả mọi người thoát khỏi nạn hỏa thiêu.

Chàng được vương mẫu nương nương tặng cho ngọc thần trường sinh bất tử, chàng vui mừng mang về đưa cho vợ là Hằng Nga cất giữ. Thấy vậy, Bồng Môn một tên đệ tử của Hậu Nghệ đem lòng ghen tị và bày mưu chiếm đoạt ngọc. Một hôm, khi Hậu Nghệ đi săn Bồng Môn đã đến uy hiếp Hằng Nga để giành ngọc. Hằng Nga bất đắc dĩ đã nuốt viên ngọc vào bụng, lúc này người nàng bỗng nhưng nhẹ bẫng, cứ thế nàng từ từ theo gió bay lên trời. Vì tình yêu với Hậu Nghệ nên nàng neo lại ở cung trăng, nơi gần nhất với dương thế để có thể ngày ngày nhìn thấy chàng.

Hậu Nghệ trở về biết tin Hằng Nga vì viên ngọc mà biến mất chàng thương nhớ ngước mặt lên trời và gọi lớn tên nàng thì nhìn thấy trên ông trăng xuất hiện gương mặt của vợ mình và trăng cũng sáng hơn ngày bình thường. 

Từ đó, chàng cùng gia đình lập bàn hương để tế Hằng Nga. Nhiều người biết được tin cũng lập bàn hương tế nguyệt và cầu bình an. Nghi thức đó dần dần trở thành phong tục không thể thiếu của tất cả các gia đình vào ngày rằm tháng tám hàng năm.

Xem thêm: Tết trung thu ngày mấy? Còn mấy ngày đến trung thu 2020?

Sự tích chị Hằng Nga

3. Sự tích chú Cuội

Cuội là một đứa trẻ mồ côi, làm nghề đốn củi trong rừng, vốn là người hiền lành tốt bụng lại rất thông minh. Một hôm khi vào rừng Cuội phát hiện có một cây đa to, được biết lá đa có thể chữa được bách bệnh. Cuội đã mang cây đa về trồng ở trước sân, ngày ngày mang lá đa đi cứu chữa bệnh cho dân làng.

Không lâu sau, Cuội lấy vợ. Ngày ngày đi làm chàng không quên căn dặn vợ chăm sóc cây đa và tuyệt đối không được tưới nước bẩn vào cây.

Tuy nhiên, vợ Cuội vốn đãng trí nên đã tiểu vào gốc cây đa, bỗng dưng trời đất lúc đó ầm ầm chuyển động. Khi đến trước sân nhà chàng thấy cây đa từ từ nhổ rể bung lên khỏi mặt đất. Sẵn có riều trong tay, Cuội liền bổ vào rể để giữ cây lại nhưng không thành. Chàng và cây đa bay thẳng lên cung trăng. Từ đó, nơi vốn dĩ chỉ có mỗi chị Hằng đã xuất hiện thêm chú Cuội và gốc đa. 

Vào những ngày trăng sáng khi nhìn lên cung trăng ta sẽ thấy hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc đa gà thảnh thơi, vô tư lự.

Sự tích chú Cuội

4. Sự tích Thỏ ngọc

Dân gian có nhiều câu chuyện kể về sự tích Thỏ ngọc, nhưng sự tích được nhiều người yêu thích nhất có liên quan đến 3 vị thần tiên khi giả làm người xin ăn. Truyện kể rằng, có 3 vị thần tiên giả dạng thành 3 ông lão tội nghiệp đi xin ăn của 3 con vật là cáo, khỉ và thỏ. Khi cáo và khỉ đều có thức ăn để giúp ông lão xin ăn, còn thỏ thì không có gì. Thấy vậy, thỏ bèn nhảy vào đống lửa bên cạnh để làm thức ăn cho ông lão xin ăn tội nghiệp. Các vị thần thấy thế vô cùng cảm động và đưa thỏ lên cung trăng để làm bạn với chị Hằng, và từ đó được gọi tên là Thỏ ngọc.

Sự tích Thỏ ngọc

Xem thêm: Các cách nấu nước đường bánh trung thu dễ làm nhất

5. Sự tích bánh trung thu

Ở một vương quốc nọ, vào ngày rằm tháng tám vua cùng hoàng hậu uống thưởng nguyệt, bất chợt người phát hiện ra một loại bánh có vị rất lạ, và đã đặt tên là bánh Nguyệt. 

Từ đó, chiếc bánh này được lan truyền rộng rãi khắp kinh thành. Cứ vào rằm tháng tám (hay còn gọi là Tết trung thu) hàng năm mọi nhà đều chuẩn bị bánh Nguyệt để được cùng gia đình thưởng bánh ngắm trăng. Bánh trung thu thường có hình tròn với nhiều hoa văn độc đáo thể hiện cho sự sum vầy của gia đình. Từ đó chiếc bánh được mọi người gọi với tên quen thuộc là bánh trung thu.

Sự tích bánh trung thu

Xem thêm: Tổng hợp các loại bánh trung thu cho người tiểu đường

6. Sự tích phá cỗ

Theo ghi chép của cuốn “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính thì ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến thì làm cỗ thưởng nguyệt. Tất cả các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau, ăn bánh, uống trà và kể nhau nghe những câu chuyện vui buồn trong năm.

Sự tích phá cỗ

7. Sự tích đèn ông sao

Tại một ngôi làng nọ có hai cha con nghèo kiếm sống bằng nghề làm đèn trung thu. Một hôm người con đang ngắm trăng thì thấy có một quệt sáng 5 màu xuất hiện, lấp la lấp lánh hình 5 cánh sao tuyệt đẹp. Người con nảy sinh ra ý tưởng làm chiếc đèn trung thu với hình ông sao 5 cánh. Đến ngày Tết trung thu trẻ con trong làng đều háo hức khi được cầm chiếc đèn trung thu đi chơi hội. Dần dần chiếc đèn trung thu với hình ngôi sao 5 cánh được lan truyền rộng khắp mọi miền Đất Nước.

Sự tích đèn ông sao

8. Sự tích ngắm trăng

Vào ngày rằm tháng tám hàng năm trăng rất to tròn và đẹp. Tương truyền rằng vào ngày này việc ngắm trăng không chỉ là ngắm ánh trăng đẹp mà còn tiên đoán mùa màng và vận mệnh trong một năm. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Xem thêm: 7 loại nhân bánh trung thu đang HOT nhất hiện nay

Sự tích ngắm trăng

9. Sự tích múa lân, thổ địa

Tương truyền rằng thần thổ địa là vị thần mang đến phước lành cho người dân. Cứ mỗi dịp Tết trung thu con lân theo sau, ông Địa đi trước phe phẩy quạt mo tươi cười nhộn nhịp ban phước lộc cho buôn làng. 

Sự tích múa lân, thổ địa

Trên đây là những phong tục và sự tích về ngày Tết trung thu ở Việt Nam, mỗi câu chuyện đều mang đến một ý nghĩa riêng biệt đầy thú vị. Hãy cùng nhau lưu truyền các sự tích Tết trung thu để mỗi người đều biết yêu quý nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Bài viết cùng chuyên mục

4 cách làm đèn trung thu bằng chai nhựa đơn giản đáng yêu cho bé

Lồng đèn trung thu là đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết trung thu. Ngày nay có rất nhiều cách làm đèn trung thu đơn giản tại nhà như bằng chai nhựa, ống hút, bằng giấy,..
Công thức bởi: Trang Thảo

Các khuôn bánh trung thu được ưa chuộng nhất năm 2020

Nếu bạn đang muốn chuẩn bị những chiếc bánh trung thu xinh xắn cho gia đình ngày Tết đoàn viên, thì đừng quên chọn lựa những khuôn bánh trung thu phù hợp, tinh tế và ý nghĩa nhất cho từng thành viên nhé.
Công thức bởi: Trang Thảo

Tổng hợp 7 cách làm nhân bánh trung thu mặn, ngọt ngon bất bại

Nhân bánh trung thu được cho là phần cốt lỗi làm nên chiếc bánh trung thu thơm ngon một cách trọn vẹn. Chất lượng nhân không như mong muốn thì chiếc bánh trung thu khi ra lò sẽ mất đi giá trị.
Công thức bởi: Trang Thảo

Tết trung thu 2020 ngày mấy? Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu?

Bạn muốn biết Trung thu ngày mấy để lên kế hoạch vui chơi cho các bé? Hay sắp xếp thời gian về đoàn viên cùng gia đình cùng đón Trung Thu 2020 nhé.
Công thức bởi: Trang Thảo