Ở bài viết hôm nay, Nấu ăn không khó xin chia sẻ với các bạn 5 tác dụng của quả sấu và những thông tin khác liên quan đến quả sấu. Qủa sấu có rất nhiều lợi ích nên rất được ưa chuộng, không chỉ trong đông y mà còn tạo ra được những món ăn ngon bổ dưỡng, những thức uống chua ngọt uống giải nhiệt nhất là vào mùa hè, cảm giác khoang khoái dễ chịu nhưng quả sấu có tác dụng gì thì ít người biết đến.
Quả sấu tiếng anh là Dracontomelon, là loại thực vật hạt kín phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, loại quả này thường phân bố chủ yếu ở miền Bắc, với giá thành rẻ và dễ mua. Loại trái cây nhiệt đới này có vị chua, quả nhỏ. Khi còn xanh, trái sấu thường được dùng để nấu canh chua, ngâm nước uống. Quả sấu khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, dùng làm ô mai, sấu dầm, ngâm giấm…
MỤC LỤC |
Theo sách Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, quả sấu chín có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Trong 100gr sấu (phần ăn được) có chứa 87g nước, 1.3g protein, 38 Kcal năng lượng, 8.2g carbohydrate (đạm), 2.7g chất xơ, 44 mg photpho và 3 mg vitamin C.
Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua ngọt, tính mát, tác dụng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, giảm ho, tiêu đờm nên tác dụng của quả sấu được sử dụng để chữa nhiều bệnh như:
Do quả sấu có tính mát nên được sử dụng như một bài thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, chữa đau họng, phong độc nổi khắp người, mụn nhọt, sưng lở, ngứa hoặc đau…
Cách làm đơn giản, chỉ cần dùng quả sấu hãm với nước sôi, uống trong ngày, dùng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ. Ngoài ra, có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường để ăn trong ngày.
Tác dụng của quả sấu giúp chữa nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng
Một trong những tác dụng của quả sấu chính là chữa nôn nghén cho bà bầu. Quả sấu xanh đem ngâm lấy nước uống sẽ giúp bà bầu giảm chứng buồn nôn. Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên uống nước sấu ngâm có chừng mực, bởi các tác dụng của sấu ngâm đường khi dùng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ngoài tác dụng của quả sấu chính là chữa nôn do thai nghén thì món sấu ngâm đường còn có tác dụng khác là chữa ho. Dùng nước sấu khô ngâm với muối, ngậm từ 3 – 5 lần/ ngày, ngậm vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ sẽ giúp làm giảm các cơn ho.
Ngoài ra món sấu ngâm đường có tác dụng gì? Sấu ngâm đường còn có tác dụng giảm cân hiệu quả, thanh nhiệt giải độc, chữa nhiệt miệng,...
Sử dụng quả sấu khô hãm với nước sôi để uống, cứ 30 phút uống 1 lần sẽ giúp bạn vượt qua cơn say rượu một cách dễ dàng
Công dụng của quả sấu còn được biết đến như một ‘chất’ kích thích ăn uống. Quả sấu tươi đã cạo sạch vỏ hấp với đường, khi uống thì pha thêm nước hoặc dùng sấu nấu canh chua cũng đều có tác dụng giúp thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng hơn.
Tác dụng của quả sấu không chỉ tốt cho sức khỏe mà chính vị chua của sấu đã tạo nên sự đặc biệt, sức hấp dẫn cho các món ăn. Quả sấu được dùng trong các món ăn đơn giản, dễ nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ.
Quả sấu thường dùng để nấu canh chua cùng với thịt nạc, canh cá hay món sườn nấu sấu,... Vị chua của sấu sẽ tạo ra được vị chua thanh mát cho món ăn. Một số món ăn có tính cầu kỳ hơn như: cá kho sấu, vịt om sấu... cũng được nhiều người ưa thích.
Các món ăn vặt từ quả sấu gồm có: sấu ngâm muối, sấu ngâm đường, sấu ngâm mắm, ô mai sấu…
Món vịt om sấu thanh mát, đậm đà ngon khó cưỡng
Quả sấu khi còn xanh sẽ có vị chua nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên dùng.
Không nên ăn sấu khi đang đói vì nó có thể làm bụng cồn cào, có hại cho dạ dày.
Trẻ dưới 1 tuổi nên hạn chế sử dụng loại quả này vì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.
Tác dụng của nước sấu ngâm đường giúp giải nhiệt mùa hè, tuy nhiên, sấu thường được ngâm với lượng đường vượt mức cho phép nên nếu uống nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, lâu dài có thể làm suy giảm chức năng tụy, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và huyết áp.
Tác dụng của quả sấu rất tốt cho sức khỏe cơ thể chúng ta và còn chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng. Mùa hè là mùa của quả sấu, không gì sướng bằng việc được thưởng thức một lý nước sấu ngâm đường chua ngọt, giải nhiệt.